Hơn nữa, nếu không biết cách giữ gìn răng miệng sạch sẽ, hút thuốc lá, uống cà phê nhiều… răng sẽ bị sâu trở lại. Đặc biệt, khi đã trám nhiều lần cùng một chỗ, lỗ sâu ngày càng to ra, cấu trúc răng cũng yếu dần… Nếu sâu nặng gây đau nhức, phải điều trị tủy mất nhiều thời gian và đau đớn hơn. Nếu phần khuyết răng to quá không thể trám được thì phải nhổ đi, sau đó phải làm răng giả tốn kém hơn mà lực ăn nhai cũng yếu hơn răng thật.Trám răng giúp khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng bằng chất liệu nhân tạo, không phải là chấm dứt sâu răng. Chất trám không thể so sánh bằng men và ngà răng tự nhiên.
Vì vậy, không có gì tốt hơn vệ sinh răng miệng đúng cách mơi giảm được nguy cơ răng sâu, nhất là với trẻ em vì còn răng sữa nên cần phải luôn được theo dõi.
Trám răng chia làm hai loại là trám răng điều trị và trám răng phòng ngừa. Trám răng điều trị là khi bạn có bất cứ vấn đề nào về khuyết răng (chủ yếu là do sâu răng hoặc chấn thương). Các bác sĩ sẽ đánh giá trình trạng hiện tại, mức độ vững chắc của mô răng lành còn lại mà quyết định sẽ trám răng hay không.
Trám răng phòng ngừa là phủ một lớp mỏng vật liệu bảo vệ răng có màu giống men răng lên bề mặt các răng hàm nhằm ngăn chặn sự trú ngụ của các vi khuẩn cũng như quá trình lên men tạo a-xít gây phá hủy men răng, do đó có tác dụng phòng ngừa sâu răng rất tốt. Trám răng phòng ngừa thường thủ thuật đơn giản, nhanh chóng, giá thành cũng không quá cao.
Chất liệu trám răng có nhiều loại, đảm bảo về độ cứng chắc cũng như nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân.
>>> xem thêm: trám răng thẩm mỹ ở đâu tốt
Khi đánh răng nên ép mặt bàn chải vào mặt răng với lực vừa đủ chải lên xuống, giúp làm sạch các kẽ răng. Không hút thuốc lá, uống nhiều cà phê gây ố răng và giảm tuổi thọ miếng trám.Phòng ngừa luôn là biện pháp tốt nhất. Để có hàm răng khỏe mạnh bạn nên hạn chế ăn nhiều chất bột đường sẽ gây phá hủy men răng, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi rau củ…