Hạn chế của việc làm răng sứ
Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014
Trong trường hợp mất răng, bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng bên cạnh lại rồi làm thành
3 răng sứ dính liền và gắn cố định. Như vậy răng giả ở giữa sẽ được dính liền
vào 2 răng sứ 2 bên nên được giữ cố định.
Về cơ bản, làm răng
sứ cao cấp nghĩa là làm cái chụp bên ngoài bằng sứ, tức là ta phải mài
nhỏ răng đi một chút để lấy chỗ để "cái chụp" vào. Răng sứ sẽ bao bọc
toàn bộ mô răng của bạn ở cả 5 mặt: ngoài, trong, 2 bên và mặt nhai nên khi ăn
nhai bạn sẽ nhai trên lớp sứ còn mô răng bên trong thì được "gói" kín
lại.
Bởi vì sau khi mài xong mô răng thật được bọc kín lại bên trong nên sau này
không bị ê buốt gì cả, cũng không bị sâu răng (nếu bờ răng sứ làm đúng, không bị
hở) do vi khuẩn không thể tấn công vào mô răng bên trong.
Tuy nhiên răng sứ chỉ tồn tại lâu được nếu bạn đi cạo vôi định kỳ, vì mặc dù vi
khuẩn không tấn công vào thân răng được, nó vẫn có thể tấn công vào chân răng
gây viêm nha chu dẫn đến lung lay răng. Có nghĩa là, làm răng sứ không phải là
nguyên nhân gây lung lay răng, và cũng không giúp phòng tránh lung lay răng.
Ngoài ra có 1 trường hợp làm răng sứ có thể gây lung lay răng đó là do làm cầu
răng sứ không đủ răng trụ. Nếu mất 1 răng thì thường là phải dùng 2 răng trụ 2
bên, 2 răng trụ này sẽ chịu lực cho 3 răng. Mất nhiều hơn 1 răng thì phải tăng
răng trụ lên vì 2 răng không thể chịu lực thay cho 4,5 răng được, quá sức của
nó. Răng trụ bị quá tải sẽ bị lung lay.
Tags:
Bọc răng sứ