Vôi răng là gì? Hình thành từ đâu? Và triệu chứng để nhận biết? Vôi răng được hình thành từ những mảnh vụn thức ăn còn sót lại nơi kẻ răng và mặt nhai của các răng hàm mà khi chải răng còn vướng lại. Nếu không được lấy sạch lâu ngày sẽ hình thành những mãng vôi rất cứng, thường bám ở điểm tiếp xúc giữa răng và nướu, nhiều trường hợp nằm dưới nướu răng. Vôi răng một khi đã hình thành thì bạn không thể tự lấy sạch bằng bàn chải hoặc các vật dụng khác, mà phải đến nha khoa để nha sỹ lấy sạch. Ở những bệnh nhân lâu ngày không lấy vôi răng nướu sẽ bị viêm, sưng tấy có màu đỏ, hơi thở bốc mùi, chảy máu khi chải răng, ăn uống khó khăn, thậm chí nha chu nặng khiến răng lung lay cuối cùng phải nhổ bỏ.
>>> xem thêm: cạo vôi răng là gì
Vôi răng là nơi lý tưởng để trú ngụ và là nguồn thức ăn cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Sau đó vi khuẩn sẽ tấn công vào các vùng yếu điểm của răng gây tổn hại đến các lớp bảo vệ răng bên ngoài. Vì vậy theo lời khuyên từ Hiệp hội nha khoa trên toàn cầu thì nên lấy sạch vôi răng 6 tháng/ 1 lần nhằm ngăn chặn không cho vi khuẩn tấn công.
Hiện nay ghành nha khoa đã được cải cách tiên tiến rất nhiều, việc sử dụng những máy móc tối tân nên việc cạo vôi răng định kỳ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Khi cạo vôi Nha sỹ sẽ dùng dụng cụ đặc biệt chuyên dụng, đầu cạo vôi răng siêu nhỏ có thể đi vào các ngóc ngách nhỏ, dụng cụ này có khả năng phát ra sóng siêu âm và tạo độ rung khiến vôi răng tự rả và vở từ từ mà không tổn hại đến men răng. Đồng thời có một đầu xịt nước phía trên giúp răng không bị nóng và rửa trôi các mãng vôi vừa lấy sạch.
>>> xem thêm: cạo vôi răng có đau không
Việc lấy vôi răng định kỳ 6 tháng lần là điều bắt buộc, nhằm tránh được các bệnh về nha chu và nướu răng. Muốn có một hàm răng trắng sáng khỏe mạnh thì ngay từ bây giờ chúng ta cần phải bảo vệ và gìn giữ chúng một cách tốt nhất. Vì vậy việc cạo vôi răng định kỳ sẽ không làm ảnh hưởng đến men và ngà răng như Hoàng Ngân đã nghĩ nhé!