1. Thời điểm nào cấy ghép Implant là tốt nhất? Điều gì là quan trọng nhất để cấy ghép Implant thành công?
Về mặt lý thuyết, ngay từ khi bạn nghĩ rằng “có lẽ răng của mình cần được thay thế”, thì bạn đã nên tìm hiểu về cấy ghép Implant.
Implant chỉ vững chắc, tiên lượng cao khi có xương bao quanh, giống như rễ cây phải được chôn sâu trong đất vậy. Rễ càng dài, càng sâu trong đất, càng vững chắc, cây càng chắc chắn, mạnh khỏe!
Vì vậy, quan điểm của các bác sĩ Implant ngày nay đã khác: nếu bác sĩ đánh giá răng của bệnh nhân “không thể tồn tại quá lâu”, kế hoạch bảo tồn xương để cấy ghép Implant sẽ được đặt ra, thay vì cố gắng cứu lấy một chiếc răng “không còn hi vọng”!
Hình: Răng bị bệnh nha chu, chân răng yếu dần, xương quanh răng bị tiêu (bone loss) làm cho răng bịlung lay. Trường hợp này bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân chuẩn bị cho một kế hoạch “Implant” tương lai, thay vì cố gắng điều trị giữ lại răng.
Hình: Răng bị nhiễm trùng (Abcess) chân răng sau khi đã chữa tủy. Để có thể làm sạch nhiễm trùng trong trường hợp này là điều khó khăn, và tiên lượng cũng hạn chế. Mặc khác, xương quanh răng còn tốt, nên để tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng gây tiêu xương, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân “tìm hiểu vềImplant”, tức là nhổ răng để lành nhiễm trùng rồi ghép Implant.
Sự chuẩn bị hoàn hảo về tâm lý, chi phí, thời gian giúp bạn “thoải mái” khi cấy ghép Implant. Sự chuẩn bị tốt của bác sĩ và có thời gian làm sạch vùng cần cấy ghép sẽ đem lại một kết quả rất tốt.
Một kế hoạch điều trị được chuẩn bị tốt, và có đủ thời gian bao giờ cũng đem lại một kết quả tốt.
Hình: Bệnh nhân mất răng được cấy ghép Implant. Do bệnh nhân được đặt Implant sớm, nên xương còn tốt, bao phủ quanh Implant nhiều, giúp Implant vững chắc, tiên lượng thành công và độ bền Implant cao.
2. Cấy ghép Implant có đau không?
Mức độ sưng và đau của cấy ghép Implant phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: sự phức tạp của vùng cấy ghép Implant, và mức độ nhiễm trùng của vùng cấy ghép Implant.
• Sự phức tạp của vùng cấy ghép Implant: nếu Implant được đặt ở vùng có nhiều xương, hay nghĩ đơn giản là “vùng dễ đặt Implant” thì mức độ đau ít hơn ở “vùng phức tạp”.
>>> Xem thêm bài viết khác tại: làm sao để hết đau răng
Hình: Implant đặt ở vùng nhiều xương, được xương bao phủ xung quanh sẽ ít sưng, đau sau phẫu thuật.
• Implant được đặt sớm sau khi mất răng thì càng ít đau, do xương còn nhiều. Nên để vết thương nhổ răng lành hẳn , không còn nhiễm trùng thì đặt Implant sẽ ít đau, và tiên lượng cao.
Hình: Răng bị nhiễm trùng, sưng mủ (abcess), nên được nhổ ít nhất 3 tháng trước khi cấy ghép Implant, để vùng nhiễm trùng được lành hẳn.
• Những người có kích thước xương hàm to, thì Implant đặt ít đau hơn. Vì kích thước Implant là không thay đổi, nên người có xương hàm to sẽ có nhiều xương, Implant được “xương bao bọc” tốt hơn nên ít đau và tiên lượng tốt hơn.
• Những trường hợp đặt Implant phức tạp, cần phải ghép xương, nâng xoang, nong xương, v.v.. Thì phẫu thuật phức tạp hơn, sưng đau nhiều hơn và tiên lượng thấp hơn, rủi ro cao hơn.
Hình: Răng mất quá lâu, xương hàm bị tiêu đi nhiều, không còn xương để bao quanh Implant. Bác sĩ phải ghép xương, đặt màng hướng dẫn tái tạo xương, v.v… Thủ thuật càng phức tạp, sưng đau sau phẫu thuật càng có xu hướng gia tăng. Đối với những thủ thuật quá phức tạp, bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện.
Hình: Thiếu xương thường trầm trọng ở những vùng răng trước. Đối với răng trong, do có lượng xương nhiều, tình trạng thường ít khi trầm trọng và ghép Implant cũng dễ dàng, đơn giản hơn.
3. Những rủi ro có thể gặp khi cấy ghép Implant?
Rủi ro cao nhất và thường gặp nhất là Implant bị lỏng lẻo, không tích hợp xương và sẽ bị cơ thể đào thải. Tỉ lệ khoảng 5% theo báo cáo trên thế giới. Tỉ lệ thực tế tại nha khoa hoàn mỹ khoảng 2%.
Nguyên nhân Implant bị đào thải có thể đến từ rất nhiều yếu tố:
• Vị trí đặt Implant không thuận lợi: xương bao phủ quá ít sẽ làm Implant khó tích hợp xương, lỏng lẻo, dễ bị lộ Implant sau khi lành thương.
Hình: Chiều cao xương quá ít, bác sĩ phải dùng Implant “ngắn” hơn thông thường, làm sức chịu lực của Implant ít hơn, và tiên lượng, độ bền của Implant có thể thấp hơn. Do vậy, có những trường hợp phải làm 2 Implant để mang 1 răng giả, hoặc kết nối các răng giả trên Implant với nhau nhằm tăng sức chịu lực của Implant.
Hình: Implant có xương bao phủ quá ít, nướu bị tụt và lộ Implant, gây ảnh hưởng thẩm mỹ. Để ý kỹ sẽthấy bệnh nhân có rất ít xương mặt ngoài, làm cho Implant bị “lộ” ra khỏi xương và tụt nướu. Trường hợp này làm cầu răng có thể đem lại kết quả thẩm mỹ hơn.
• Do vùng đặt Implant bị nhiễm trùng, cơ chế viêm và chống “vật thể lạ” có thể đào thải Implant.
• Do hệ thống miễn dịch của cơ thể “không chấp nhận” Implant, tự đào thải Implant.
• Implant của những hãng nổi tiếng như Straumaan, Nobel Biocare được quảng cáo là có lớp màn sinh học bao bọc giúp tích hợp xương tốt hơn, chất lượng Titanium tốt hơn nên ít đào thải hơn. Tuy nhiên điều này vẫn còn tranh cãi.
Những rủi ro khác, tỉ lệ thấp hơn rất nhiều nhưng phức tạp hơn:
• Implant vào trong xoang hàm: do vùng xương quanh xoang hàm quá ít, khi đặt Implant bị lỏng lẻo có thể rớt vào trong hốc xoang hàm gây nhiễm trùng. Khi đó cần phẫu thuật tại bệnh viện tai mũi họng hoặc phẫu thuật hàm mặt để lấy “dị vật” là Implant ra.
Hình: Implant “đi lạc” vào trong xoang hàm. Bác sĩ chụp phim hàm mặt xác định vị trí Implant để lấy ra.
Hình: Xương càng mỏng, khả năng Implant bị “đẩy vào trong xoang hàm” càng cao. Rủi ro Implant lọt vào xoang hàm chủ yếu ở răng bên trong hàm trên. Nếu xương quá mỏng, bệnh nhân cần đến bệnh viện để phẫu thuật ghép xương nâng chiều cao xoang hàm trước khi ghép Implant.
Hình: Khi độ dày của xương là đủ (trên 4mm), bác sĩ có thể dùng kỹ thuật “nâng xoang”, nghĩa là ghép xương và “nâng xoang hàm” lên khoảng 2-4mm, để Implant vẫn được vững chắc và không lọt vào trong xoang hàm. Tuy nhiên, bệnh nhân cần hiểu là vẫn có rủi ro Implant lọt vào xoang hàm.
• Implant xâm lấn, chèn ép dây thần kinh hàm dưới gây tê, dị cảm môi, má, lưỡi: đôi khi đường đi của thần kinh phức tạp, hoặc có nhiều nhánh bất thường và bị Implant chèn ép. Thần kinh ở vùng này là thần kinh cảm giác, nên biến chứng sẽ ở cảm giác môi, má, lưỡi. Giải pháp là tháoImplant ra để không chèn ép thần kinh.
Hình: Implant chèn ép dây thần kinh gây tê môi, má. Để tránh biến chứng này, nên chụp phim CT Cone Beam 3 chiều để khảo sát kỹ thần kinh. Nếu xương quá mỏng, bệnh nhân cần đến bệnh viện đểphẫu thuật di dời dây thần kinh trước khi cấy ghép Implant.
Hình: Một trường hợp tương đối hiếm, thần kinh có cấu trúc bất thường, chia 2 theo hình mũi tên. Những trường hợp như vậy có thể bị Implant chèn ép ở nhánh thần kinh phía trên. Vì vậy, ngay cả khi bác sĩ đã khảo sát kỹ phim 3D và đo đạc kỹ lưỡng, vẫn có rủi ro Implant chèn ép vào dây thần kinh hàm dưới.
Kết luận: cấy ghép Implant có tiên lượng cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào cấu trúc, số lượng xương ở vùng cần ghép Implant. Bệnh nhân nên có một kế hoạch sớm ngay khi “chuẩn bị mất răng”, để có sựchuẩn bị kỹ lưỡng, đạt được một kết quả tốt.
Hình: Một ca cấy ghép Implant đạt kết quả tốt. Vùng răng trong do có mật độ xương dày, lượng xương nhiều nên tỉ lệ thành công cao hơn vùng răng trước.
Hình: Vùng răng trước cần chuẩn bị kỹ lưỡng, đôi khi cần phải phối hợp với Abutment sứ để đạt được kết quả tốt và “chấp nhận được”. Yêu cầu thẩm mỹ luôn là một thách thức rất lớn đối với răng sứ trên Implant.
>>> Xem thêm phương pháp trồng răng sứ