Sở hữu một hàm răng trắng sáng luôn là mong ước của tất cả mọi người, vậy
khi răng bị xỉn màu vàng ố thì phải làm thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn
tìm hiểu nguyên nhân răng bị xỉn màu và phương pháp tẩy trắng răng hiệu quả nhất
hiện nay
Răng bị
xỉn màu luôn là lỗi lo của nhiều người
Câu hỏi được đặt ra là tại sao răng lại bị sẩm màu?
Có rất nhiều nguyên nhân làm răng chúng ta bị sẩm màu trong quá trình sinh
hoạt do thức ăn và đồ uống như cafe, nước chè, các mảng bám, cặn thức ăn, hay do
thói quen hút thuốc lá, do hàm lượng nước chúng ta sử dụng có các loại khoáng…,
tuy mỗi khu vực địa lý khác nhau, một số nơi sử dụng nước sinh hoạt có chứa một
lượng fluoride cao dẫn tới màu răng bị đổi thành màu nâu.
Do sử dụng
thuốc tẩy trắng
răng không đúng
cách
Răng đổi màu do tuổi thọ, theo như chúng ta
biết thì tuổi càng cao thì răng càng sẫm màu, và độ sáng bóng của răng cũng phụ
thuộc vào yếu tố gen quyết định.
Một số người có sở thích trám lên răng những
kim loại đắt tiền, do lâu ngày sự ôxy hóa kim loại làm cho răng bị ố vàng.Mặt
khác, chỗ trám kim loại trên răng là điều kiện cho các loại vi khuẩn, bợn thức
ăn bám vào làm đổi màu răng và có thể làm gia tăng nguy cơ sâu răng, nhất là đối
với những người vệ sinh răng miệng kém. Cơ chế thứ hai do sự hiện diện của các
chất có màu trong men hay trong ngà răng (thường được gọi là nguyên nhân nội
sinh). Các chất này có thể đi sâu vào trong cấu trúc răng trước hay sau khi mọc
răng.
Bên cạnh đó, sự sậm màu răng còn do nhiễm
tetracycline xảy ra trong quá trình tạo ngà và là kết quả của sự tương tác kháng
sinh với tinh thể hydroxyapatite trong giai đoạn khoáng hóa mô răng.
Các kháng sinh cùng nhóm với tétracycline như
doxycycline, oxytetracycline, minocycline cũng gây ra sự đậm màu răng tương
tự. Răng sữa có thể bị ảnh hưởng sớm nếu người mẹ dùng tetracycline sau khi mang
thai được bốn tháng hoặc trẻ được dùng tetracycline trước chín tháng tuổi. Sậm
màu răng sẽ xảy ra trên răng vĩnh viễn nếu trẻ dùng tetracycline trước bảy
tuổi.
Răng cũng có thể sậm màu do nuốt fluor quá
nhiều trong quá trình hình thành và canxi hóa men răng tạo thành những điểm hơi
nâu hay trắng đục. Những trường hợp nhiễm nặng gây khiếm khuyết men nhiều hơn
không thể điều trị
tẩy trắng răng thông thường mà phải phối hợp phục hình răng
sứ thay thế hoàn toàn men răng bị khiếm khuyết đó.
Một số bệnh rối loạn máu như erythroblastosis
fetails (phá hủy hồng cầu không tương hợp yếu tố rhesus giữa mẹ và thai nhi),
thalassemia… có thể làm cho răng có màu nâu xanh hay nâu đỏ. Sự đậm màu răng sau
khi mọc răng cũng xảy ra theo cơ chế tương tự trong trường hợp hoại tử tủy do
chấn thương: việc chảy máu trong tủy dẫn đến sự xâm nhập máu vào các ống
ngà.
Các bạn có thể tham khảo thêm: