Viêm tủy: xảy ra khi bệnh nhân có răng sâu hay có miếng trám bị hở hoặc răng bị nứt. Khi tẩy trắng, thuốc tẩy sẽ theo lỗ sâu hoặc miếng trám xâm nhập vào sâu trong ngà hoặc tủy gây viêm tủy. Bỏng lợi/môi: có thể xảy ra do sự tiếp xúc không cố ý của thuốc tẩy lên môi hoặc nướu. Tình trạng viêm này thường là tạm thời. Đau buốt răng lâu dài: có thể xảy ra ở những người quá nhạy cảm, người có răng bị nứt, răng bị lộ ngà, răng bị khiếm khuyết men, răng bị mòn. Khô môi: Do há miệng lâu khi tẩy trắng tại phòng.
Để tránh biến chứng này, nha sĩ cần phải khám cẩn thận và chỉ định đúng khi nào nên tẩy, khi nào không và sử dụng
cách làm răng trắng sáng nào cho hợp lý. Không nên lạm dụng các thuốc tẩy trắng có nồng độ cao và các đèn sinh nhiệt để tẩy trắng vì nguy cơ gây nhạy cảm cũng như các biến chứng khác là rất cao như: răng nhiễm trùng nặng phải nhổ răng.
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy việc
tay trang rang có thể đem lại hiệu quả hoàn toàn cho trên 78% số bệnh nhân, như vậy, kết quả tẩy trắng răng không phải lúc nào cũng mỹ mãn cho tất cả các trường hợp.
Trong một số trường hợp, răng đổi màu nghiêm trọng, tẩy trắng răng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất, khi đó, phục hình thẩm mỹ sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho bệnh nhân dù chi phí có phần cao hơn.
Để ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn này, bạn có thể thông báo ngay với bác sĩ nếu mình là người nhạy cảm với kích thích hay bất cứ chất hóa học nào.
Trước khi quyết định tẩy trắng được đưa ra, việc thăm khám tỉ mỉ và đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của răng và mô mềm là việc làm bắt buộc để có thể lựa chọn hình thức tẩy trắng an toàn và phù hợp nhất.
Vai trò của nha sĩ tại các trung tâm
nha khoa là hết sức quan trọng trong việc tiên lượng điều trị, cần thông báo cho bệnh nhân tình trạng răng miệng của họ và đưa ra những lời khuyên, dặn dò cho từng trường hợp cụ thể.